Liệu có đúng là tiêu chuẩn hữu cơ của USDA cho mỹ phẩm chặt chẽ hơn các tiêu chuẩn hữu cơ của các nước khác?

Một số khách hàng của Leaf Organic có thắc mắc tại sao tỉ lệ thành phần hữu cơ trong các mỹ phẩm hữu cơ theo tiêu chuẩn của Pháp (Ecocert, Cosmebio, Nature & Progres, Cosmo) thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn khác như của Mỹ, của Úc? Một số người lại đang cho rằng hàm lượng thành phần hữu cơ trong mỹ phẩm theo tiêu chuẩn hữu cơ USDA  là cao hơn tiêu chuẩn hữu cơ dành cho mỹ phẩm của Pháp? Liệu điều này có thực sự đúng?

Trước đây team của Leaf Organic thường giải thích trực tiếp với khách hàng có thắc mắc nhưng hôm nay Leaf Organic sẽ tổng hợp lại toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề này. Hi vọng sẽ giải đáp được thắc mắc cho nhiều người đã và đang tiêu dùng các mỹ phẩm hữu cơ

1. Sự khác nhau về cách tính tỉ lệ % hữu cơ giữa tiêu chuẩn USDA và các tiêu chuẩn của Pháp, cụ thể ECOCERT

a. Cách tính tỉ lệ % hữu cơ của USDA

“Các sản phẩm được chứng nhận 100% hữu cơ nếu 100% thành phần (trừ nước và muối, thành phần được coi là tự nhiên) là hữu cơ”.

“Các sản phẩm được chứng nhận hữu cơ nếu tối thiểu 95% thành phần (trừ nước và muối, thành phần được coi là tự nhiên) là hữu cơ”.

Như vậy trong tiêu chuẩn USDA, các thành phần tự nhiên như nước và muối không được tính trong tổng thành phần.

Nguồn : https://www.ams.usda.gov/sites/default/files/media/OrganicCosmeticsFactSheet.pdf

b. Cách tính tỉ lệ % hữu cơ của ECOCERT

Trong công thức tính tỉ lệ % hữu cơ của ECOCERT, tất cả các thành phần đều được tính vào tổng thành phần bao gồm cả nước.

Chính vì thế nên nếu chỉ mới xem qua tiêu chuẩn hữu cơ ECOCERT rằng tối thiểu 10% thành phần phải là hữu cơ thì ai cũng đều nghĩ là tỉ lệ hữu cơ như thế này quá thấp. Tuy nhiên nếu hiểu cách tính tỉ lệ % hữu cơ của ECOCERT và các thành phần cấu tạo nên mỹ phẩm thì thực tế tỉ lệ hữu cơ này không hề thấp chút nào. Bởi nước là thành phần chủ đạo trong mỹ phẩm (trung bình chiếm 50-60% tổng thành phần) mà nước thì không bao giờ được coi là thành phần hữu cơ.

Nguồn:

http://www.ecocert.com/en/faq

http://www.ecocert.com/en/natural-and-organic-cosmetics

2. Tiêu chuẩn hữu cơ của USDA cho mỹ phẩm chặt chẽ hơn các tiêu chuẩn ECOCERT nói riêng và tiêu chuẩn hữu cơ khác nói chung, điều này có đúng không?

Mình sẽ lấy một ví dụ cụ thể một sản phẩm vừa được chứng nhận hữu cơ ECOCERT và chứng nhận hữu cơ USDA để giải thích thêm về vấn đề này. Cụ thể là một sản phẩm dầu gội hàng ngày vừa được chứng nhận USDA và ECOCERT

Sản phẩm này được chứng nhận hữu cơ ECOCERT với 98.9% tổng thành phần là tự nhiên và 10.1% tổng thành phần là hữu cơ, đồng thời cũng được chứng nhận USDA Organic, tức tối thiểu 95% thành phần là hữu cơ.

Trong trường hợp này chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng cách tính tỉ lệ % hữu cơ phải hoàn toàn khác nhau thì tỉ lệ 10% hữu cơ theo tiêu chuẩn ECOCERT mới có thể lớn hơn hoặc bằng tỉ lệ 95% hữu cơ theo tiêu chuẩn USDA Organic. Còn 2 tỉ lệ này tương đương nhau như thế nào thì các bạn hãy xem sơ đồ sau để hiểu rõ hơn:

Đây là bằng chứng cụ thể cho việc KHÔNG THỂ KẾT LUẬN rằng: tỉ lệ 10% hữu cơ trong ECOCERT là rất thấp vì tỉ lệ này thực chất tương đương với tỉ lệ tổi thiểu là 95% theo cách tính của tiêu chuẩn USDA Organic, và cũng không thể kết luận rằng : tỉ lệ hữu cơ áp dụng cho mỹ phẩm của USDA khắt khe nhất/cao nhất so với các tiêu chuẩn khác.

Nếu chiếu theo ví dụ trên thì một sản phẩm có tỉ lệ hữu cơ trên 10% theo ECOCERT có thể tương đương với tỉ lệ hữu cơ lớn hơn 95% hoặc cũng có thể nhỏ hơn 95% theo USDA organic.

Khi mà cách tính, cách qui đổi hoàn toàn khác nhau thì không thể so sánh cái gì hơn cái gì thấp được. Để có thể so sánh được tỉ lệ hữu cơ cao thấp giữa 2 sản phẩm của 2 tiêu chuẩn hữu cơ khác nhau thì chúng ta phải qui về một cách tính. Tuy nhiên, với các mỹ phẩm chứa nước thì tỉ trọng thành phần nước luôn là một ẩn số, mà chỉ thực sự các nhà sản xuất mới có đáp án trong khi đáp án này không bao giờ được công bố rộng rãi ra bên ngoài.

Ngoài ra, trên đây cũng mới chỉ đề ra sự khác nhau trong cách tính tỉ lệ hữu cơ giữa tiêu chuẩn hữu cơ USDA Organic với ECOCERT cũng như với các tiêu chuẩn khác. Nếu đi sâu hơn, thì mỗi một tiêu chuẩn hữu cơ lại có hàng loạt các qui định khác nhau. Ví dụ như trong tiêu chuẩn này thì cấm sử dụng thành phần tổng hợp này, trong tiêu chuẩn kia thì thành phần tổng hợp này lại được cho phép nhưng thành phần khác thì lại bị cấm. Rồi còn là sự khác nhau giữa tỉ lệ các thành phần tổng hợp được cho phép sử dụng trong các tiêu chuẩn hữu cơ. 

Tóm lại, với những thông tin mà Leaf Organic có được, hiểu được thì Leaf Organic khẳng định lần cuối: không thể dựa vào mỗi cái tỉ lệ hữu cơ mà mọi người được xem để khẳng định tiêu chuẩn hữu cơ nào hơn tiêu chuẩn hữu cơ nào nếu cách tính tỉ lệ hoàn toàn khác nhau.

Chia sẻ:

Viết Bình luận