Qui định về việc ghi hạn sử dụng trên bao bì mỹ phẩm tại Mỹ và Châu Âu

Theo qui định về thông tin trên tem nhãn của mỹ phẩm tại Pháp và Châu Âu, cách ghi hạn sử dụng sẽ cụ thể như sau :
1. Thời hạn sử dụng tốt nhất (Date of minimum durability) 
- Bắt buộc phải ghi trên tem nhãn, bao bì nếu thời hạn này dưới 30 tháng.
- Không bắt buộc phải ghi trên tem nhãn, bao bì nếu thời hạn này trên 30 tháng.
 
Thời hạn này thường được ghi kèm theo sau :
- Đối với nhãn và bao bì tiếng tiếng Anh : best before hoặc expiration (EXP) hoặc biểu tượng symbol 
- Đối với nhãn và bao bì tiếng Pháp : à utiliser avant / à utiliser de préférence avant fin hoặc expiration (EXP) hoặc biểu tượng symbol
 
2. Hạn sử dụng sau khi mở nắp ( Period after opening = PAO) 
- Bắt buộc phải ghi trên tem nhãn, bao bì nếu thời hạn sử dụng date of minimum durability trên 30 tháng
-  Thường kí hiệu với biểu tượng PAO (lọ kem có mở nắp ) và bên trong có đi kèm theo số tháng mà sau từng đó thời gian sau khi mở nắp, sản phẩm vẫn an toàn cho việc sử dụng sau khi mở nắp.
 
Trên thị trường mỹ phẩm tại Châu Âu, chúng ta có thể thấy trên bao bì mỹ phẩm các loại hạn sử dụng xuất hiện như sau :
- Bao bì chỉ có 1 loại hạn sử dụng PAO – áp dụng cho mỹ phẩm có Date of minimum durability trên 30 tháng
- Bao bì có đồng thời 2 loại hạn sử dụng- Date of minimum durability và date PAO – áp dụng cho mỹ phẩm có Date of minimum durability dưới 30 tháng nhưng vẫn cần lưu ý về hạn sử dụng sau khi mở nắp PAO
 - Bao bì chỉ có 1 loại hạn sử dụng Date of minimum durability – áp dụng cho mỹ phẩm có Date of minimum durability dưới 30 tháng và mỹ phẩm vẫn đảm bảo an toàn trong thời gian này dù cho có bị mở nắp sau khi dùng.
 
Nguồn :
 
Khác với Châu Âu, tại Mỹ, Cục Quản lý Thực Phẩm và Dược Phẩm của Hoa Kỳ (FDA) không có bất cứ qui định cụ thể về việc in hạn sử dụng trên tem nhãn và bao bì mỹ phẩm. Các nhà sản xuất sẽ tự chịu trách nhiệm về việc xác định hạn sử dụng của sản phẩm cũng như tính xác thực và độ an toàn các loại mỹ phẩm của mình.
Nguồn thông tin chính thực tại đây :
 
Đối với người tiêu dùng tại Châu Âu, Mỹ, qui định về hạn sử dụng trên tem nhãn này chưa chắc ai cũng rõ. Nhưng người tiêu dùng nơi đây có vẻ như không có bất cứ khiếu nại nào về vấn đề này. Mọi người tin tưởng vào nhãn hàng và mua nó. Cỏ vẻ như đó là lí do mà các hãng mỹ phẩm tại Châu Âu và Mỹ vẫn không thấy cần phải thay đổi về điều này.
 
Tuy nhiên, ở Việt nam thì ngược lại. Khi mà hàng hoá thật giả lẫn lộn, người tiêu dùng ngày càng trở nên khó tính. Rất nhiều người Việt nam khá bất ngờ và hoài nghi khi được giải thích về qui định ghi hạn sử dụng trên bao bì tại Châu Âu và Mỹ. Nhưng liệu một hãng mỹ phẩm trên thế giới có vì một ý kiến thiểu số của việt nam để thay đổi lại qui định về việc in ấn hạn sử dụng trên nhãn mác, bao bì sản phẩm của hãng không? Chắc chắn là không rồi.
 
Vậy có cách nào xác định được ngày hết hạn của sản phẩm nếu trên bao bì ko có?
 
Trong trường hợp hạn sử dụng (expiration date không in trên bao bì), để xác định hạn sử dụng, chúng ta vẫn có thể liên hệ trực tiếp bộ phận chăm sóc khách hàng của nhãn hàng để hỏi thông tin. Thường thì chúng ta sẽ phải cung cấp cho họ số lô sản xuất để họ tra cứu. Theo luật thì họ vẫn phải cung cấp thông tin về hạn sử dụng của sản phẩm cho dù thông tin đó không in trên tem, nhãn, bao bì. Nếu bạn mua hàng xách tay thì chắc chắn đây là cách duy nhất giúp bạn check thông tin về hạn sử dụng (đối với các sản phẩm không in hạn sử dụng trên bao bì)

Đối với các mặt hàng nhập khẩu chính hãng thì theo qui định của Việt nam, tất cả các sản phẩm bắt buộc phải được ghi hạn sử dụng trên tem nhãn. Các công ty nhập khẩu thường sẽ bổ sung hạn sử dụng trên tem phụ đối với các mặt hàng không in hạn sử dụng trên bao bì gốc. Còn hạn sử dụng có chuẩn hay không chuẩn thì phụ thuộc hoàn toàn vào độ tin cậy của công ty. Xét về bản chất thì vẫn là các công ty phân phối sẽ tự chịu trách nhiệm về việc xác định hạn sử dụng của sản phẩm cũng như tính xác thực và độ an toàn các loại mỹ phẩm do mình phân phối.

Chia sẻ:
  1. wh0cd516031 cialis 5mg daily

Viết Bình luận