Tại sao nên tránh thành phần diệt khuẩn trong xà phòng, mỹ phẩm, kem đánh răng?


Người tiêu dùng thường nghĩ rằng những chất tẩy rửa diệt khuẩn có hiệu quả hơn trong việc làm sạch cũng như ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn so với những chất tẩy rửa thông thường. Tuy nhiên một thực tế là không có bằng chứng khoa học nào cho thấy chất tẩy rửa diệt khuẩn tốt hơn so với xà phòng thường và nước.
 
Sau 3 năm nghiên cứu và xem xét về độ an toàn và sự hiệu quả về thành phần diệt khuẩn trong xà phòng thì FDA mới chính thức ban hành lệnh cấm 19 thành phần diệt khuẩn trong xà phòng.
 
Trong vòng 3 năm vừa qua, không một nhà sản xuất xà phòng diệt khuẩn nào đưa ra được dữ liệu và bằng chứng để chứng minh sản phẩm của mình ưu việt hơn so với xà phòng thông thường đồng thời không gây hại. Lệnh cấm của FDA sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 06/09/2017. Các nhà sản xuất sẽ có 1 năm để loại bỏ các thành phần bị cấm ra khỏi sản phẩm, hoặc là ngừng bán ra trên thị trường.
 
Không giống như những quảng cáo mà chúng ta thường thấy, ngày nay, các nhà khoa học phát hiện ra rằng xà phòng diệt khuẩn có tác dụng rất hạn chế. Hơn nữa, rất nhiều nguy cơ có thể phát triển cùng với việc sử dụng xà phòng diệt khuẩn.
 
Trong số 19 hoá chất diệt khuẩn bị FDA cấm sử dụng trong xà phòng thì triclosan và triclocarbon là 2 thành phần đã và đang được sử dụng rất rộng rãi trong kem đánh răng, nước rửa tay diệt khuẩn, xà phòng diệt khuẩn.
 
Từ những năm 2010, FDA đã có những yêu cầu các doanh nghiệp phải xem xét mức độ an toàn của các chất triclosan và triclocarbon nếu không xem xét được độ an toàn phải thay thế sang chất khác ít ảnh hưởng, an toàn với con người. Tuy nhiên quyết đinh về cấm sử dụng thành phần triclosan mới chỉ được FDA áp dụng đối với xà phòng .
 
Trong khi đó, Triclosan có rất nhiều tác hại đã được các nhà khoa học chỉ ra. Triclosan là chất có thể phá vỡ nội tiết của con người, triclosan có thể cho tác dụng ảnh hưởng đến sự điều hòa chức năng một số hoóc-môn trong cơ thể.
 
Theo FDA, nhiều nghiên cứu trên động vật trong một thời gian ngắn đã chỉ ra rằng sự phơi nhiễm với lượng lớn triclosan có liên quan đến sự giảm nồng độ của một số hormone tuyến giáp.
 
Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng rằng tiếp xúc với triclosan có thể thúc đẩy sự phát triển của các loại vi khuẩn kháng kháng sinh.
 
FDA vẫn đang tiến hành nhiều nghiên cứu khác liên quan đến sự an toàn của triclosan: nghiên cứu điều tra tiềm năng phát triển ung thư da sau khi tiếp xúc lâu dài với triclosan ở động vật, nghiên cứu về sự tác động lên da người khi triclosan kết hợp với các thành phần hoá học khác và được phơi nhiễm dưới ánh nắng mắt mặt trời.
 
Với tất cả các thông tin đưa ra như trên thì người tiêu dùng liệu có còn muốn sử dụng các loại xà bông, mỹ phẩm, kem đánh răng có chứa các thành phần diệt khuẩn không? Nếu không muốn thì các bạn hãy nhớ thành phần cần tránh và đọc thành phần trên bao bì sản phẩm!
 




Chia sẻ:

Viết Bình luận