Công dụng của trà Atiso và những điều cần lưu ý

Trà Atiso được coi là "thần dược" đối với gan, nó giúp làm sạch gan, giải nhiệt thậm chí theo một số nghiên cứu thì nó còn giúp phục hồi gan và nhiều tác dụng khác, tuy nhiên chúng ta cần phải lưu ý về cách dùng đúng cách để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Công dụng của trà Atiso
Tốt cho gan
Chất chống ôxy hóa cynarin và silymarin có trong atisô rất có ích cho gan. Một số thí nghiệm cho thấy chúng còn có tác dụng phục hồi chức năng của gan. Trước đây, atisô thường được sử dụng trong khoảng thời gian dài như là thảo dược thay thế cho thuốc trong việc điều trị một số bệnh về gan.

Chứa nhiều chất chống ôxy hóa
Kết quả nghiên cứu của Bộ nông nghiệp Mỹ cho thấy, atisô chứa nhiều chất chống ôxy hóa hơn các loại rau củ khác. Một số chất chống ôxy hóa có trong atisô như quercertin (hợp chất chống ung thư, thúc đẩy sự hoạt động của hệ miễn dịch), rutin (tăng cường sức chịu đựng và sức bền thành mạch mao mạch, làm cho thành mạch dẻo và đàn hồi hơn, tăng tính thẩm thấu, phòng ngừa nguy cơ giòn đứt, vỡ mạch), anthocyanins (hợp chất hữu cơ thiên nhiên có khả năng giúp cơ thể chống tia tử ngoại, viêm nhiễm và ung thư), cynarin (hợp chất có tác dụng lợi mật), luteolin (hợp chất chống lão hóa não và viêm não), silymarin (chất chống ôxy hóa mạnh).

Ngăn ngừa và điều trị bệnh ung thư
Một số thí nghiệm đối với tinh chất được chiết xuất từ lá cây atisô cho thấy, atisô có thể loại bỏ các tế bào không cần thiết (tế bào chết) ra khỏi mô mà không ảnh hưởng tới các tế bào khác. Nó còn hạn chế sự nảy nở của tế bào thành nhiều dạng ung thư khác nhau như ung thư tuyến tiền liệt, bệnh bạch cầu và ung thư vú. Thí nghiệm ở nước Ý cho biết một chế độ ăn uống giàu chất chống ôxy hóa có trong atisô sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Điều tiết sự lưu thông của mật
Lá atisô chứa một loại chất chống ôxy hóa được gọi là cynarin có tác dụng điều tiết dòng chảy của mật trong hệ thống dẫn mật.

Cải thiện khả năng tiêu hóa
Atisô giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Chúng là thuốc lợi tiểu tự nhiên, hỗ trợ chức năng tiêu hóa, cải thiện chức năng của túi mật và mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với gan.

Điều trị chứng buồn nôn
Những tác dụng tích cực của atisô đối với gan sẽ giúp cho việc điều trị chứng buồn nôn một cách hiệu quả. Vì thế bạn nên sử dụng lá atisô nếu như có triệu chứng buồn nôn.

Giảm cholesterol xấu
Các thành phần hóa học có trong lá của atisô có thể làm giảm lượng cholesterol bằng cách kiềm chế HMG-CoA reductase ( hợp chất tổng hợp cholesterol). Chúng làm gia tăng cholesterol tốt HDL (bảo vệ và chống lại cơn đau tim) và giảm thiểu các cholesterol xấu LDL (tạo các mảng bám trên mạch máu, gây đau tim và đột quỵ).

Lượng chất xơ cao
Một cây atisô lớn chứa ¼ lượng chất xơ cần thiết hàng ngày cho cơ thể. Một cây atisô cỡ vừa sẽ cung cấp nhiều chất xơ hơn là 1 cốc mận khô

Một số lưu ý khi dùng trà Atiso
- Bạn có thể uống sau khi thức dậy, sau khi ăn nhiều dầu mỡ, ăn mặn, ra nhiều mồ hôi, hoặc sau khi tiêu chảy. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng việc uống trà atiso vì có thể gây ra chướng bụng, đầy hơi.
- Còn đối với các loại bệnh phải cần thời gian điều trị như bệnh nóng gan, tiểu đường, cao huyết áp, mụn nhọt ... thì nên áp dụng đều đặn để thấy được hiệu quả rõ rệt.
- Đối với trà Atiso túi lọc, ngày uống 3 - 4 túi, mỗi túi pha vào một cốc nước sôi.
- Đối với hoa và rễ Atiso sấy khô, sử dụng 50gr hoa vào 2 lít nước sôi, đun với lửa nhỏ trong vòng 20 phút, để nguội, lấy nước uống hằng ngày.
- Đối với cao lá tươi Atiso, pha với nước suối hoặc nước ấm, mỗi lần 5ml với 100ml nước, uống 2 lần mỗi ngày.

Nguồn: Leafshop tổng hợp



Chia sẻ:

Viết Bình luận