Dầu mè - Hơn cả dinh dưỡng

Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, hỗ trợ chữa bệnh, tăng sức đề kháng, làm đẹp… là những tính năng đã được chứng minh ở dầu mè.
 
Thêm một chút dầu mè khi chế biến không chỉ giúp bạn tăng hương vị cho món ăn thêm hấp dẫn, mà còn làm tăng giá trị dinh dưỡng khi nạp vào cơ thể. Đó là nhờ hàng loạt các dưỡng chất chứa trong nó như: calo, chất béo no không bão hòa, axit béo omega-3 và omega-6, canxi, vitamin E, B...

Dưới đây là 12 công dụng của dầu mè:
 
1.Bảo vệ cơ thể: Dầu mè đều rất giàu các chất chống oxy hóa. Các chất này có khả năng làm mất hoạt tính của gốc tự do tích tụ trong cơ thể, biến chúng trở thành vô hại, không gây tổn thương đến các tế bào, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa lão hóa và sự tấn công của các virus, vi khuẩn…
 
2.Giảm cholesterol: Chất béo no không bão hòa (polyunsaturated) được tìm thấy trong dầu mè giúp đảm bảo các quá trình sinh hoá được diễn ra một cách bình thường, giúp cung cấp năng lượng và dinh dưỡng chất béo đầy đủ. Đồng thời, nó còn có vai trò giảm lượng cholesterol xấu trong máu, từ đó giảm thiểu nguy cơ về các bệnh tim mạch, huyết áp…
 
3.Giảm lượng đường huyết: Đường huyết tăng cao dễ dẫn đến nguy cơ bệnh đái tháo đường. Vì thế, trong chế độ ăn của bệnh nhân đái tháo đường, các bác sĩ thường khuyên cần hạn chế sử dụng mỡ động vật mà nên dùng các loại dầu thực vật để thay thế như: dầu mè, dầu nành… vì có chứa các axit béo không no cần thiết cho cơ thể. Tạp chí Medicinal Foods trước đây cũng đăng tải một nghiên cứu thí nghiệm trên động vật cho thấy sự giảm bớt glucose trong máu ở những động vật bị đái tháo đường nhờ chúng được cho ăn dầu mè.
 
4.Kiểm soát huyết áp: Sesamin và sesaminol là hai dưỡng chất chủ yếu trong dầu mè, có vai trò chính trong việc làm hạn chế tình trạng căng thẳng do quá trình oxy hóa gây ra bên trong cơ thể. Từ đó tạo ra hiệu quả kháng viêm lên các thành động mạch, làm giảm mức huyết áp ở cả hai tâm trương và tâm thu.
 
Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy sự kết hợp giữa dầu mè và dầu cám gạo đã tạo ra những hiệu quả cao trong việc làm giảm mức huyết áp ở những bệnh nhân mắc chứng huyết áp cao so với việc sử dụng thuốc trị cao huyết áp đơn thuần.
 
5.Chữa cảm lạnh: Dầu mè có thể giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh thông thường như: hắt hơi, ho, sổ mũi. Theo một số nghiên cứu, cách đơn giản là dùng một chút hương dầu mè sẽ rất hiệu quả trong điều trị bệnh xoang và cảm lạnh. Phương pháp dân gian thì đơn giản chỉ lấy dầu mè xoa lên ngực để giảm lạnh ngực và rửa sạch dầu sau khoảng nửa giờ.
 
6.Chống viêm nướu: Dầu mè cũng có tác dụng phòng viêm nướu, viêm nha chu, cao răng. Kết quả nghiên cứu tại ĐH quốc tế Maharishi ở Iowa đã chứng minh dầu mè có thể cắt giảm 85% vi khuẩn gây viêm nướu.

7.Giữ cho xương luôn chắc khỏe
Dầu mè có công dụng làm chậm quá trình dày lên của xương, giữ cho xương luôn khỏe mạnh và cứng chắc khi về già. Nhờ đó hạn chế được nguy cơ mắc bệnh loãng xương ở người lớn tuổi.
 
8.Tốt cho phụ nữ mang thai
Vì dầu mè là một trong những nguồn cung cấp axit folic nên những phụ nữ đang mang thai cần chú ý tiêu thụ dầu mè nhiều hơn để thai nhi phát triển tốt và luôn khỏe mạnh. Axit folic có nhiệm vụ hỗ trợ quá trình tổng hợp DNA diễn ra bình thường trong tử cung của thai phụ và còn có lợi cho sức khỏe của các bà mẹ tương lai.
 
9.Củng cố sức khỏe răng miệng
Thoa dầu mè lên nướu và răng là một trong những bí quyết giữ vệ sinh răng miệng cực kỳ hiệu quả mà rất ít người biết. Loại dầu này sẽ giúp làm sạch các mảng bám trên răng, nhờ đó, hàm răng của bạn sẽ trở nên trắng sáng tự nhiên.
 
Dầu mè còn loại trừ được vi khuẩn stretococcus trên răng và nước bọt. Sự hiện diện của canxi trong dầu mè cũng giúp khôi phục lại quá trình khoáng hóa của men răng.
 
10.Khắc phục chứng khô hạn ở vùng kín
Một trong những giải pháp để phái nữ đối phó với tình trạng “cô bé” bị sa mạc hóa đó là bổ sung thêm dầu mè vào khẩu phần ăn hàng ngày.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, loại dầu này gây kích thích “vùng chiến lược”, dẫn tới việc “cô bé” tiết ra nhiều chất bôi trơn hơn. Và vì vậy, chứng khô hạn ở “vùng kín” của phái nữ cũng biến mất một cách tự nhiên.
 
11.Làm đẹp: Nếu da bạn bị khô hay có vài nếp nhăn, hãy thử thoa một ít dầu mè. Vitamin E và vitamin B có trong dầu mè không chỉ giúp làm giảm những tổn hại cho da, mà còn mang đến một sức sống mới cho làn da. Dầu mè còn được sử dụng trong ngành mỹ phẩm, có mặt trong các sản phẩm như xà phòng, dầu gội đầu, sữa tắm… với tác dụng dưỡng da, dưỡng tóc.
Ngoài ra phụ nữ đang mang thai có thể sử dụng dầu mè để mát xa cho những vùng da có xu hướng dễ bị rạn trên cơ thể hai lần mỗi ngày trong giai bầu bí.
 
12.Ngăn ngừa gàu: Xát một ít dầu mè lên tóc và da đầu cũng giúp làm giảm bớt hoặc ngăn ngừa gàu bám trên da đầu.
 
Lưu ý: Dầu mè thường chứa hàm lượng calo và chất béo cao, không nên dùng thường xuyên vì có thể làm bạn tăng cân.
Chia sẻ:

Viết Bình luận